Trang chủ Tin tức Cocktails âm nhạc The Beatles thắng kiện 77 triệu đô-la Mỹ từ những tay làm...

The Beatles thắng kiện 77 triệu đô-la Mỹ từ những tay làm giả mạo thương hiệu

Thảo

Trong vụ kiện chống lại các cá nhân sản xuất, buôn bán các sản phẩm giả mạo thương hiệu của The Beatles vừa qua, ban nhạc huyền thoại đã thắng kiện và nhận được 77 triệu đô-la Mỹ từ án lệnh của toà.

 

Tập đoàn Apple Corps của ban nhạc The Beatles và công ty Subafilms (nắm quyền sở hữu thương hiệu bộ phim hoạt hình “Yellow Submarine” về The Beatles) vừa được toà án chấp thuận án lệnh trị giá 77 triệu đô-la Mỹ vào tuần trước cho vụ kiện chống lại các cá nhân sản xuất các sản phẩm giả mạo ăn theo thương hiệu của ban nhạc. Toà án bang Florida đã quyết định phạt 77 bị cáo, mỗi bị cáo một án phạt trị giá 1 triệu đô-la Mỹ tiền bồi thường thiệt hại vì đã vi phạm bản quyền thương hiệu.

 

Apple Corps là tập đoàn được thành lập và sở hữu bởi các thành viên của ban nhạc huyền thoại The Beatles, có trụ sở tại thủ đô London (Anh). Các hoạt động chính của tập đoàn này bao gồm quảng bá, tiếp thị và kiểm soát các sản phẩm cũng nhưng các quyền lợi độc quyền của nhóm. Vào ngày 13/2 vừa qua, các luật sự của Apple Corps đã yêu cầu toà án chấp thuận mong muốn có một án lệnh sau khi các bị cáo đã không hồi đáp khiếu nại của họ một cách kịp thời.

 

Tập đoàn Apple Corps của ban nhạc The Beatles thắng kiện 77 triệu đô-la Mỹ từ những tay làm giả các sản phẩm ăn theo thương hiệu của nhóm.

Qua đó, tập đoàn Apple Corps cũng đã được toà cấp lệnh cấm vĩnh viễn dành cho các bị cáo đối với các hành vi như sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo, hoặc quảng bá, phân phối, buôn bán hoặc cung cấp hàng hoá để bán các sản phẩm giả mạo thương hiệu và vi phạm trong việc sử dụng các mặt hàng có liên quan đến thương hiệu của The Beatles. Các bị cáo trong vụ kiện này chỉ được tiết lộ qua tên miền, tài khoản dùng để bán, đường dẫn trang web và địa chỉ email. Từ tháng 11/2019, Apple Corps và Subafilm đã đưa vụ kiện này lên toà án liên bang để chống lại các bị cáo trên, yêu cầu toà không chỉ cấm họ bán các mặt hàng ăn theo được làm giả mà còn bắt họ phải chịu trách nhiệm với bất kì tổn hại nào về mặt doanh số thương mại của tập đoàn do vi phạm bản quyền thương hiệu.

 

Bên cạnh đó, luật sư James Sammataro cũng cho biết: “Tập đoàn Apple Corps không đệ trình việc này lên toà với mục đích thu về một án lệnh lên đến hàng chục triệu. Họ quyết định làm điều này để gửi đến một thông điệp, rằng họ đang bảo vệ những giấy phép của mình, xây dựng một tiền lệ để ngăn chặn trường hợp vi phạm bản quyền thương hiệu tiếp tục xảy ra trong tương lai, và hy vọng rằng sẽ bắt được một vài thủ phạm, tịch thu các sản phẩm và kết thúc hẳn sự nghiệp buôn bán của họ”.